Thông tin sản phẩm:
Giao nhận và thanh toán:
Hướng dẫn vẽ khuôn túi giấy
Để có những túi giấy đơn giản nhưng tinh tế, ghi được dấu ấn trong lòng người dùng, khách hàng thì quá trình để hoàn thiện một túi giấy cũng không hề đơn giản.
Một chiếc túi giấy phải trải qua nhiều công đoạn mới có thể xuất xưởng đến tay khách hàng, mà một trong những công đoạn quan trọng nhất mà khi sản xuất túi giấy là thiết kế.
Về cơ bản bất cứ loại hình in ấn nào cũng cần có khâu thiết kế đồ họa. Từ hình ảnh, màu sắc đến kích thước đều phải được phát thảo căng chỉnh tỉ mỉ từng chi tiết trên phần mềm đồ hoạ trước thì mới lên file sản xuất chính xác được
Mà bước đầu tiên khi muốn sản xuất được 1 chiếc túi giấy chúng ta phải thiết kế khuôn túi trước. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn mọi người vẽ khuôn túi giấy nhé!
Lưu ý : Bạn hãy là người đọc lịch sự, vui lòng không Chát, nhắn tin vào Website, hãy Commnet câu hỏi của bạn ở dưới bài viết, bạn sẽ được trả lời trong vòng 24h (thường là 30 phút) . Mình xin cám ơn !
I. Hướng dẫn vẽ khuôn túi giấy (túi nguyên)
Bước 1. Vẽ mặt túi và hông túi
Xác định kích thước khuôn túi muốn vẽ là bao nhiêu
Ví dụ: Mình sẽ vẽ khuôn túi 30 x 22 x 12 (cao x ngang x hông) – Túi đứng
Dùng công cụ Rectangle để vẽ hình chữ nhật có kích thước như sau
Mặt túi: 30 x 22 / Hông túi: 30 x 12
Hông túi sẽ vẽ chia ra làm 2 hình chữ nhật, mỗi hình sẽ là 30 x 6, tổng 2 hình sẽ là 30 x 12
Bỏ Fill, Giữ Stroke = 1 pt. Sau đó Align các đối tượng sát lại với nhau
Như vậy là đã được 1 mặt túi
Bước 2. Vẽ mặt túi còn lại và tay dán
Ta copy mặt túi vừa vẽ được ở bước 1 di chuyển sang vị trí bên phải mặt túi
Như vậy là xong mặt sau
Vẽ tay dán như sau
Tay dán sẽ có kích thước 30 x 1.5 cm,
Copy nửa hông kéo sang vị trí bên phải, sát với vị trí mặt túi vừa copy, chỉnh kích thước về 30 x 1.5 cm
Chọn tất cả đối tượng Align thẳng hàng lại với nhau
Bước 3. Vẽ đáy túi
Chọn các đối tượng vừa vẽ ở Bước 1 và Bước 2 copy kéo xuống vị trí phía dưới túi, Align sát lại với nhau
Công thức tính đáy túi
Đáy = 1/2 Hông + 1.5 cm hoặc 2 cm
Như vậy đáy túi sẽ có kích thước là 12/2 + 1.5 = 6 + 1.5 = 7.5 (cm)
Chỉnh chiều cao của các đối tượng vừa copy = 7.5 (cm)
Ta được đáy túi như hình sau
Bước 4. Vẽ đường bế
Ta chọn phần đáy túi copy kéo lên vị trí phía trên của đáy túi
Chỉnh chiều cao của khung vừa copy bằng với kích thước của 1/2 hông (6cm)
Loại bỏ các chi tiết thừa
Vẽ đường bế
Vẽ 2 đường chuẩn đầu tiên như hình
Sau đó từ 2 đường line chuẩn copy kéo sang các vị trí còn lại
Vẽ tiếp đường bế như hình sau
Như vậy là đã vẽ xong đường bế
Bước 5. Vẽ nắp gập
NẮP GẬP SẼ VẼ ÁP DỤNG VỚI NHỮNG TÚI CÓ XỎ DÂY, NẾU KHÔNG CÓ XỎ DÂY BỎ QUA BƯỚC NÀY
Nắp gập sẽ cố định chiều cao là 4 cm
Ta sẽ chọn 2 mặt túi + tay dán copy kéo lên vị trí phía trên
Chỉnh chiều cao của đối tượng vừa copy = 4 cm
Align sát lại với mặt túi
Kéo đường bế lên phần nắp gặp vừa vẽ
Như vậy là đã vẽ xong phần nắp gập
Bước 6. Vẽ mắt ngỗng
MẮT NGỖNG CŨNG CHỈ VẼ KHI TÚI CÓ XỎ DÂY NẾU TÚI KHÔNG XỎ DÂY BỎ QUA BƯỚC NÀY
Mắt ngỗng sẽ có kích thước là 0.5 cm
Chọn công cụ Ellipse vẽ hình tròn W = 0.5 H = 0.5 cm
Bỏ Fill, Giữ Stroke = 1 pt
Khoảng cách giữa 2 mắt ngỗng tham khảo hình bên dưới
Tùy thuộc khổ túi nào mà ta sẽ sử dụng khoảng cách đó
Túi của chúng ta là ngang 22 cm nên khoảng cách giữa 2 mắt ngỗng là 12 cm
Vị trí đặt mắt ngỗng như hình bên dưới
Làm tương tự bên mặt còn lại của túi (1 túi sẽ có 4 cặp mắt ngỗng)
Sau khi căng chỉnh đủ 4 cặp mắt ngỗng, chọn tất cả group hết lại
=> Như vậy là chúng ta đã hoàn thành vẽ khuôn túi 30 x 22 x 12 hoàn chỉnh !
II. Hướng dẫn vẽ khuôn túi giấy (túi nối)
Bước 1. Vẽ mặt túi, hông túi và tay dán
Xác định kích thước khuôn túi muốn vẽ là bao nhiêu
Ví dụ: Mình sẽ vẽ khuôn túi 30 x 22 x 12 (cao x ngang x hông) – Túi đứng
Dùng công cụ Rectangle để vẽ hình chữ nhật có kích thước như sau
Mặt túi: 30 x 22 / Hông túi: 30 x 12 / Tay dán: 30 x 1.5 (cm)
Hông túi sẽ vẽ chia ra làm 2 hình chữ nhật, mỗi hình sẽ là 30 x 6, tổng 2 hình sẽ là 30 x 12
Vị trí hông túi bên trái mặt túi 30 x 22 / Vị trí tay dán bên phải mặt túi 30 x 22
Bỏ Fill, Giữ Stroke = 1 pt. Sau đó Align các đối tượng sát lại với nhau
>>TÚI NỐI SẼ CHỈ CÓ DUY NHẤT 1 MẶT TÚI<<
Bước 2. Vẽ đáy túi
Chọn tất cả các đối tượng vẽ ở Bước 1 copy kéo xuống phía dưới
Chỉnh kích thước đáy túi theo công thức
Công thức tính đáy túi
Đáy = 1/2 Hông + 1.5 cm hoặc 2 cm
Như vậy đáy túi sẽ có kích thước là 12/2 + 1.5 = 6 + 1.5 = 7.5 (cm)
Ta được đáy túi như hình sau
Bước 3. Vẽ đường bế
Ta chọn phần đáy túi copy kéo lên vị trí phía trên của đáy túi
Chỉnh chiều cao của khung vừa copy bằng với kích thước của 1/2 hông (6cm)
Vẽ đường bế
Vẽ 2 đường chuẩn đầu tiên như hình
Sau đó từ 2 đường line chuẩn copy kéo sang các vị trí còn lại và vẽ tiếp đường bế khác như hình sau
Như vậy là đã vẽ xong đường bế
Bước 4. Vẽ nắp gập
NẮP GẬP SẼ VẼ ÁP DỤNG VỚI NHỮNG TÚI CÓ XỎ DÂY, NẾU KHÔNG CÓ XỎ DÂY BỎ QUA BƯỚC NÀY
Nắp gập sẽ cố định chiều cao là 4 cm
Ta sẽ chọn 2 mặt túi + tay dán copy kéo lên vị trí phía trên
Chỉnh chiều cao của đối tượng vừa copy = 4 cm
Align sát lại với mặt túi
Kéo đường bế lên phần nắp gặp vừa vẽ
Như vậy là đã vẽ xong phần nắp gập
Bước 5. Vẽ mắt ngỗng
MẮT NGỖNG CŨNG CHỈ VẼ KHI TÚI CÓ XỎ DÂY NẾU TÚI KHÔNG XỎ DÂY BỎ QUA BƯỚC NÀY
Mắt ngỗng sẽ có kích thước là 0.5 cm
Chọn công cụ Ellipse vẽ hình tròn W = 0.5 H = 0.5 cm
Bỏ Fill, Giữ Stroke = 1 pt
Khoảng cách giữa 2 mắt ngỗng tham khảo hình bên dưới
Tùy thuộc khổ túi nào mà ta sẽ sử dụng khoảng cách đó
Túi của chúng ta là ngang 22 cm nên khoảng cách giữa 2 mắt ngỗng là 12 cm
Vị trí đặt mắt ngỗng như hình bên dưới
Làm tương tự bên mặt còn lại của túi (1 túi sẽ có 4 cặp mắt ngỗng)
Sau khi căng chỉnh đủ 4 cặp mắt ngỗng, chọn tất cả group hết lại
=> Như vậy là chúng ta đã hoàn thành vẽ khuôn túi 30 x 22 x 12 hoàn chỉnh !
III. Vẽ khuôn túi nối khi đã có sẵn khuôn túi nguyên
Khi chúng ta vẽ túi nguyên nhưng vì 1 lý do nào đó mà muốn chuyển sang in túi nối, để tiết kiệm thời gian chúng ta sẽ không vẽ lại mà thực hiện theo cách sau
1. Vì túi nguyên là 2 mặt, túi nối chỉ có 1 mặt nên ta sẽ xóa bớt 1 mặt của túi
2. Tiếp theo mình sẽ bóp kích thước của mặt hông (30×12) vị trí bên phải ngoài cùng thành kích thước của tay dán (30×1.5)
Như vậy là bố cục của túi nối đã có (Hông – Mặt túi – Tay dán – Đáy – Nắp gập & Mắt ngỗng)
3. Cuối cùng chúng ta hiệu chỉnh các đường bế lại cho đúng vị trí, kích thước
Như vậy là đã hoàn thành khuôn túi nối
LƯU Ý KHI VẼ KHUÔN TÚI:
Các đối tượng được vẽ phải luôn được Align thẳng hàng và sát với nhau
Kích thước của toàn bộ khuôn phải là số tròn !
Cảm ơn các bạn đã xem bài viết của mình
Bài viết được thực hiện bởi MrPhuc – CTY TNHH SX TM IPS – Thàng 7 năm 2023 .
Xem thêm các bài viết khác tại đây: Link: https://tuigiaycosan.com/tai-lieu/
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI IPS
Địa chỉ VP: 16/20 Đường số 16, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
Địa chỉ Xưởng: 86 Đường số 3, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
MST: 0316719591
Điện thoại : +84 28 22 07 78 79
Email: info@vinaips.com
Liên hệ Zalo :
+ 0932114242 - MrKhanh .
+ 0939 42 0066 - Ms Trang - Email: kinhdoanh42.ips@gmail.com .
+ 0939 24 0066 - Mr Trung - Email : kinhdoanh24.ips@gmail.com .
Thông báo chính thức: Lưu ý nhỏ: Độ hiển thị màu ở các máy tính khác nhau, màu sắc bản in bên ngoài có thể đậm hoặc nhạt hơn không đáng kể so với trên màn hình. Gửi file đặt in tại đây: info@vinaips.com và tổng đài đặt in 0932114242 để chúng tôi tư vấn được chính xác nhất!